Trên thị trường hiện có rất nhiều các công nghệ làm sạch không khí trong nhà khác nhau với các ưu, nhược điểm khác nhau. Dưới đây là top 5 công nghệ làm sạch không khí trong nhà tốt nhất hiện nay theo MES-Ionair:
1. Công nghệ ion hóa
Ion vốn là một thành phần có trong không khí tự nhiên và có nồng độ khoảng 500-1500 ion/cm3 tại các vùng núi cao. Nồng độ ion cao như vậy chính là lý do khiến cho không khí tại nơi này trong sạch và mang đến cảm giác thư thái cho con người. Tuy nhiên, con số này lại giảm dần khi tới các đô thị lớn và chỉ còn dưới 50 ion/ cm3 trong các văn phòng làm việc và nhà ở thường ngày. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng bệnh tòa nhà cao tầng SBS (Sick Building Syndrome)
Công nghệ BPI của AtmosAir
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều công nghệ khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn còn các hạn chế mà người dùng vẫn quan niệm từ các công nghệ cũ như: tạo ra phụ phẩm Ozone, năng lượng ion hóa thấp nên không có hiệu quả rõ ràng.
Tuy nhiên, với công nghệ phát ion lưỡng cực DPD BPI của AtmosAir, các nhược điểm này đã được loại bỏ hoàn toàn và đưa công nghệ phát ion lên một tầm cao mới. Với các ống tube được chế tạo bởi công nghệ Multi-core, bộ phát ion của AtmosAir có khả năng tạo ra các ion với mức năng lượng cao lên tới 12.07 eV và duy trì nồng độ ion trong khoảng 500-1500 ion/cm3 cho khả năng tiêu diệt nhiều tác nhân gây ô nhiễm trong nhà như vi khuẩn, virus, bào tử nấm, bụi mịn PM2.5, các chất hữu cơ dễ bay hơi VOC. Đồng thời, công nghệ của hãng cũng được test và đạt chứng nhận UL 2998 Free Ozone, đem tới sự an tâm cho người sử dụng. Đặc biệt các bộ phát ion của AtmosAir còn được chứng nhận có khả năng diệt virus Corona lên tới trên 99.9% trong vả không khí và trên bề mặt.
AtmosAir Matterhorn và RIA SafeGuard
Ngoài ra, khác với các công nghệ khác, DPD BPI của AtmosAir là công nghệ chủ động, không yêu cầu không khí phải đi qua các thiết bị lọc… để được làm sạch mà các ion sẽ chủ động đi vào không gian lắp đặt và tiêu diệt các yếu tố gây ô nhiễm không khí.
2. Công nghệ UV
Làm sạch bằng công nghệ UV vốn đã quá quen thuộc với tất cả mọi người và được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: thực phẩm, dược phẩm, y tế… Công nghệ này sử dụng các bóng đèn LED hoặc đèn thủy ngân để phát ra các tia UV có tần số khoảng 254 nm (thuộc dải UV-C) cho hiệu quả trong việc diệt trừ vi khuẩn, virus.
Đèn UV
Tuy nhiên công nghệ này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.
- UV không có tác dụng đối với các loại bụi mịn PM hay các chất hữu cơ dễ bay hơi VOC
- Là một công nghệ bị động. Không khí bắt buộc phải đi qua khu vực chiếu của đèn UV mới có tác dụng
- Để đạt được hiệu quả, cần phải chiếu sáng vùng không khí, bề mặt trong một khoảng thời gian nhất định với một liều lượng được tính toán cụ thể. Điều này có thể khó khăn với các hệ thống khí có tốc độ di chuyển cao
- UVC nói riêng và UV nói chung không phải là ánh sáng nhìn thấy và rất nguy hiểm đối với con người. Chúng có thể gây ra bỏng da hay thậm chí ung thu chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc.
Ngoài ra gần đây, các nhà khoa họ đã có những nghiên cứu về UVC có bước sóng 222 nm (Far UVC) có khả năng đem lại kết quả tương tự như UV 254 nm nhưng an toàn với da và mắt người. Tuy nhiên việc sử dụng các sản phẩm này vẫn còn hạn chế do chưa có nhiều quốc gia cho phép thiết bị này sử dụng nhu đèn thông thường.
3. Các loại bộ lọc
Có rất nhiều các bộ lọc trên thị trường tùy theo mục đích sử dụng khác nhau như: HEPA, ULPA, Carbon…
Các bộ lọc HEPA (High-Efficiency Particulate Air), ULPA (Ultra-Low Particulate Air):
- Thường là một tấm các sợi được sắp xếp ngẫu nhiên, thường là các sợi thủy tinh với đường kính khoảng 0.5 đến 2 micromet.
- Vật liệu dạng sợi thường được gấp lại thành các nếp gấp để tăng diện tích bề mặt và tuổi thọ của bộ lọc
- Khi không khí đi qua bộ lọc, các hạt với kích thước đủ lớn sẽ bị bộ lọc giữ lại khi va phải.
- HEPA có thể lọc các hạt như: lông thú cưng, phấn hoa và mạt bụi.
Hai bộ lọc HEPA và ULPA đều được chế tạo theo công nghệ giống nhau, được tạo thành từ vô số các sợi silicat boron có kích thước 0.5 đến 2.0 micron. Các sợi được dệt vào nhau theo một dạng đặc biệt tạo thành một lớp màng vi sợi có các lỗ lọc siêu nhỏ khiến các chất ô nhiễm dính vào chúng theo cơ chế vật lý. Chúng chỉ khác nhau về độ dày của lớp dệt từ đó cho hiệu quả lọc khác nhau.
Các bộ lọc HEPA
Các bộ lọc carbon sử dụng carbon hoạt tính để tiêu diệt các chất hóa học khác nhau. Các bộ lọc này nhìn chung vẫn là công nghệ bị động, yêu cầu không khí phải đi qua các tấm lọc mới có hiệu quả. Ngoài ra còn có các nhược điểm cần chú ý như:
- Để có hiệu quả lọc cao, cần các tấm lọc có độ dày lớn. Chẳng hạn như để có hiệu quả lọc trên 99.9% các loại bụi mịn từ PM1.0 trở đi cần phải có các tấm lọc HEPA có độ dày lớn từ đó có thể làm giảm áp suất khí trong đường ống, có thể cần phải nâng cấp công suất bơm trong hệ thống HVAC để đáp ứng.
- Các yếu tố gây ô nhiễm bị giữ lại trên tấm lọc nên chúng có thể tiếp tục sinh trưởng hoặc thậm chí là thải độc lại trong không khí.
- Cần thay thế tấm lọc thường xuyên để có được hiệu quả tốt nhất.
Và nhiều đặc điểm khác nữa...
4. Công nghệ phát ion xúc tác quang PCO
Công nghệ này sử dụng đèn UV chiếu sáng vào khối TiO2 (tian oxide) để tạo ra các gốc oxy hóa để làm sạch không khí.
Công nghệ xúc tác quang PCO
Công nghệ này có hiệu quả cao, chi phí vận hành thấp, có thể diệt vi khuẩn, virus, nấm mộc. Tuy nhiên chúng vẫn tồn tại các nhược điểm nhất định:
- Tạo ra một lượng ozone nhất định ở liều lượng cao có thể gây độc hại
- Cần lưu chuyển không khí để có hiệu quả và hạn chế ozone
- Chỉ có hiệu quả với một số chất hóa học nhất định, không có tác động với các hạt và bụi bẩn
Và còn nhiều nhược điểm nhất định.
5. Lọc tĩnh điện
Lọc tĩnh điện hay ESP (Electrostatic Precipitation Filter) là hệ thống giúp loại bỏ các hạt bụi có kích thước lớn, nhỏ, khử khói bếp hoặc khí thải công nghiệp khỏi dòng chảy không khí qua buồng lọc dựa trên nguyên lý ion hóa.
Công nghệ lọc bụi tĩnh điện
Về nguyên lý hoạt động, không khí có chứa khói bụi được đưa vào vùng có điện trường lớn, tạo ra bởi điện cao áp. Tại đây, một số lượng lớn các electron tự do và ion dương, ion âm gắn liền với các hạt bụi, khói có trong khí thải khiến chúng bị nhiễm điện. Khói bụi tiếp tục đi vào môi trường điện trường và bị giữ lại tại thành điện cực không thể thoát ra ngoài môi trường.
Thiết bị lọc bụi tĩnh điện
Lọc bụi tính điện được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp nhờ khả năng có thể lọc được cả khí khô và ướt. Cùng với đó là khả năng phát triển sản phẩm với một kích thước lớn để sử dụng với các ngành công nghiệp như nhiệt điện, xi măng…
Phương pháp này tồn tại một số hạn chế như:
- Không thích hợp làm máy lọc bụi tĩnh điện gia đình bởi cần chi phí vốn lớn, yêu cầu không gian lắp đặt, không thể linh hoạt nâng cấp. Nếu áp dụng vào các thiết bị công suất nhỏ thì khó đạt được hiệu quả mong muốn.
- Không có hiệu quả với các loại vi khuẩn, virus.
Dưới đây là bảng so sánh các công nghệ trên:
Các công nghệ khác nhau có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau và tùy thuộc vào các quy mô, đối tượng sử dụng mà các công nghệ này đem đến các kết quả khác nhau. Để có được những tư vấn chính xác nhất về phương pháp làm sạch không khí, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay tại: