Tiêu chuẩn về chất lượng không khí trong nhà ở Việt Nam và trên thế giới

1.      Việt Nam chưa có tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà (IAQ)

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường, Việt Nam vẫn chưa có tiêu chuẩn về chất lượng không khí trong nhà (IAQ) mặc dù đây là một trong hai tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá công trình xanh một cách định lượng.

Hiện nay, các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà như vi khuẩn, virus, bào tử nấm mốc, các chất hữu cơ dễ bay hơi VOC, bụi mịn PM2.5, PM10… đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con  người. Để có cơ sở ban hành Tiêu chuẩn chất lượng không khí (CLKK) trong nhà, Bộ Xây dựng đã giao cho Hội Xây dựng thực hiện nghiên cứu, xây dựng quy chuẩn chất lượng không khí trong nhà và các công trình công cộng.

Theo sự kiện Tuần lễ công trình xanh Việt Nam 2020 được Bộ Xây dựng tổ chức, số lượng công trình xanh còn hạn chế, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí trong nhà, thiết thiết bị thử nghiệm, trong khi các công trình tồn tại nhiều vấn đề ô nhiễm nội thất, chất lượng không khí thấp.

Do đó, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng không khí trong nhà ở và công trình công cộng đóng vai trò vô cùng quan trọng, hướng tới đảm bảo cả về vấn đề tiện nghi và đảm bảo sức khỏe người sử dụng.

2.      Các tiêu chuẩn CLKK trong nhà trên thế giới

Cho đến nay, các tiêu chuẩn CLKK trong nhà đối với các công trình trên thế giới đối với các công trình dân dụng vẫn đang là các tiêu chuẩn mới. Tuy vậy hầu hết các nước phát triển đã đưa ra những giá trị tiêu chuẩn về CLKK trong nhà cho riêng nước mình, hoặc sử dụng các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ thường sử dụng tiêu chuẩn ASHRAE 62.1 về điều hòa và thông gió. Các nước châu Âu sử dụng tiêu chuẩn EN 15251: 2007- Các thông số đầu vào môi trường trong nhà để thiết kế và đánh giá hiệu suất năng lượng của các tòa nhà.

3.      Tính cấp thiết cho việc xây dựng tiêu chuẩn

CLKK ảnh hưởng rất lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng với an ninh sức khỏe và hiệu quả lao động của cộng đồng dân cư khi mà chúng ta giành từ 80 đến 100% thời gian trong ngày để hít thở với không khí trong nhà. Theo Báo cáo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế năm 2017, không khí trong nhà ở các đô thị nước ta có nồng độ bụi PM2.5, PM10 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần, trong các văn phòng vượt từ 1.4-2 lần. Ngoài ra tổng số vi khuẩn và nấm mốc tại hầu hết các nơi được khảo sát đều không đạt tiêu chuẩn cho phép của các nước xung quanh.

4.      AtmosAir và tiêu chuẩn không khí trong nhà

Công nghệ phát ion lưỡng cực BPI của AtmosAir đã được chứng minh là có thể tiêu diệt đến 99% virus corona cùng rất nhiều các loại tiêu vi khuẩn, virus khác như: Staph, E.coli, H5N1, H1N1… qua những bài test của các bên thứ 3 như Microchem, Antimicrobial Test Laboratories…

Đồng thời AtmosAir cũng đạt các chứng nhận như UL 2998 free ozone; chứng nhận của Intertek; ASHRAE 62.1; US EPA Energy Star Certification; Green Energy Council… đảm bảo cho việc cung cấp không khí trong nhà đạt tiêu chuẩn ASHRAE 62.1 và tiêu chuẩn xây dựng tòa nhà xanh.

Link bài viết:

http://tapchimoitruong.vn/dien-dan--trao-doi-21/nghien-cuu-xay-dung-tieu-chuan-moi-ve-chat-luong-khong-khi-trong-nha-o-va-nha-cong-cong-22978

https://kinhtemoitruong.vn/viet-nam-chua-co-tieu-chuan-ve-chat-luong-khong-khi-trong-nha-51907.html

Để biết thêm chi tiết hãy truy cập:

https://mes-ionair.vn/tin-tuc/nhung-mam-benh-trong-khong-khi-ma-atmosair-tieu-diet-hieu-qua.html

https://mes-ionair.vn/chung-nhan.html

https://mes-ionair.vn/cac-du-an-lien-quan.html

https://mes-ionair.vn/tin-tuc/atmosair-and-green-building.html