Chất lượng không khí trong nhà tại các trường học ở Việt Nam
Ở Mỹ, hơn 25 triệu trẻ em (khoảng 50% học sinh) không được học tập trong một môi trường có chất lượng không khí trong nhà đảm bảo. Còn ở Việt Nam thì con số này là bao nhiêu?
Một nghiên cứu mới công bố tháng 3/2020 do PGS. TS. Hoàng Anh Lê, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội và bà Vũ Thị Quỳnh Linh, Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, thực hiện, đã chỉ ra rằng "giao thông và hoạt động của các khu dân cư xung quanh là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng không khí của trường học".
Hai nhà nghiên cứu đo đạc nồng độ một số chất ô nhiễm không khí phổ biến (PM 2.5, PM10, CO2, NO2 và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC) tại 10 trường tiểu học ở các quận nội thành Hà Nội trong 2 tuần (từ 19/03-04/04/2013). Các thiết bị đo được đặt trong lớp học và ngoài sân trường.
Do Việt Nam chưa có tiêu chuẩn về ô nhiễm không khí trong nhà, nhóm tác giả đã sử dụng các tiêu chuẩn của quốc tế đối với các chất CO2, VOCs và sử dụng tiêu chuẩn do Bộ Y tế đề xuất cho các chất PM 2.5, PM10 và NO2.
Biểu đồ đánh dấu các trường tiểu học
"Kết quả cho thấy bụi PM 2.5 là vấn đề ô nhiễm không khí chính trong các lớp học," PGS. TS. Hoàng Anh Lê nhấn mạnh.
Nồng độ bụi PM2.5 trong nhà trung bình ở các trường tiểu học là khoảng 130 µg/m3 (± 31), cao hơn mức tiêu chuẩn mà Bộ Y tế kiến nghị 65 µg/m3, và thấp hơn nồng độ bụi PM2.5 ngoài trời 168 µg/m3 (± 78). Đặc biệt, các trường học nằm gần đường giao thông có nồng độ bụi mịn PM 2.5 cao gấp 2 - 3 lần so với tiêu chuẩn trên.
Các trường nằm gần chợ và đường giao thông cũng có nồng độ VOCs trong lớp học và trong sân trường tương đối cao so với tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ở tất cả các trường, nồng độ CO2 và NO2 đều ở ngưỡng cho phép.
Lượng không khí sạch để thở trong lớp học, nơi mà tập trung đông học sinh đang ở mức báo động trong mùa hè nóng bức và hanh khô. Chất lượng không khí tụt giảm khi thiếu độ ẩm lý tưởng gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của học sinh, sinh viên, đặc biệt là ở khối các lớp mầm non, tiểu học sức đề kháng còn non yếu. Việc thiếu độ ẩm cần thiết cho sức khỏe thường xảy ra vào các thời điểm sau: Mùa hè oi bức phải bật điều hòa nhiệt độ, khiến độ ẩm trong không khí thiếu hụt và mùa thu đông khi khí hậu khô hanh, nhiều nơi còn bật quạt sưởi dẫn tới thiếu hụt độ ẩm cần thiết tốt cho sức khỏe con người.
Theo PGS. TS. Hoàng Anh Lê, mặc dù trong khuôn khổ nghiên cứu này, các mẫu trường tiểu học không thể đại diện cho toàn Hà Nội, nhưng nó cũng góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà - điều mà rất ít người quan tâm tới và càng ít thông tin nghiên cứu về nó hơn.
Ảnh hưởng với học sinh:
Số liệu thống kê cho thấy con người thường dành tới 87% thời gian trong các không gian kín như vậy. Trẻ em thường dễ bị tổn thương trước những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí hơn người lớn bởi chúng đang trong giai đoạn phát triển hệ miễn dịch và cần hít thở tỷ lệ khí trên khối lượng cơ thể cao hơn người lớn.
Trong môi trường học đường, trẻ em là nhóm nhạy cảm nhất khi chất lượng không khí suy giảm. Các chất ô nhiễm thường làm tăng tác động của các bệnh về da, mắt, làm giảm điều kiện sinh hoạt và hiệu suất học tập của các em. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu xem xét mức độ ô nhiễm không khí trong môi trường học đường này.
- Không khí chứa nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi VOC có thể khiến học sinh mác các hội chứng nhà cao tầng SBS (gồm đau đầu, kho da, khô mắt, ho…)
- Nồng độ CO2 cao có thể gây chóng mặt, choáng váng
- Hệ thống thông gió kém có thể gây ra các triệu chứng SBS và cần sự giúp đỡ y tế
Ngoài ra, nếu học tập trong môi trường không khí không đảm bảo trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, tim mạch...
Xem thêm các tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà tại: https://mes-ionair.vn/tin-tuc/tac-nhan-gay-o-nhiem-khong-khi-trong-nha-va-tieu-chuan-ashrae-621
Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng không khí tới việc học của học sinh
Không khí tươi mát làm sạch phổi và từ đó sẽ hỗ trợ mang thêm nhiều oxy đến các tế bào. Khi chúng ta thở ra thì đã giải phóng các độc tố trong cơ thể ra không khí vậy nên sự gia tăng hàm lượng oxy trong không khí sạch bạn hít vào sẽ giúp cơ thể bạn thải độc tố tốt hơn.
Nhiều oxy hơn cũng sẽ mang lại sự tỉnh táo và sáng suốt cho trí não. Não cần 20% lượng oxy của toàn bộ cơ thể để hoạt động. Khi hít thở nguồn không khí sạch khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh sẽ tốt hơn so với khi hít thở không khí trong môi trường ô nhiễm hoặc môi trường thiếu oxy.
Không khí trong lành rất tốt cho tiêu hóa như nó sẽ giúp bạn tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên chúng ta nên đi bộ và hít thở không khí sạch, vận động nhẹ cơ thể sau khi ăn. Điều này thực sự rất quan trọng cho việc giảm cân chống béo phì ở trẻ nhỏ.
Không khí sạch giúp cải thiện huyết áp và hệ tim mạch. Những người có vấn đề không tốt về huyết áp nên tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, cố gắng ở những nơi có môi trường trong lành và hít thở nguồn không khí sạch vì nếu sống ở môi trường ô nhiễm bạn sẽ buộc cơ thể phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể.
Lượng Serotonin (là một chất dẫn truyền thần kinh Monoamine được tìm thấy trong hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương) bị phụ thuộc rất lớn vô lượng oxy mà bạn hít vào cơ thể. Serotonin có nhiều chức năng khác nhau: Điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ và một số chức năng thuộc về nhận thức vậy nên không khí sạch sẽ đem lại cho học sinh cảm giác sảng khoái và thoải mái hơn.
Không khí sạch cũng là điều cần thiết giúp cho hệ miễn dịch của các con khỏe mạnh hơn. Các tế bào máu cần nhiều oxy hơn để làm công việc giết và tiêu diệt vi khuẩn, Virus và các mầm bệnh khác. Hệ miễn dịch cần đầy đủ oxy để làm việc và hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của chúng.
Một nghiên cứu tại Mỹ trong 100 học sinh đã chỉ ra rằng:
- 2.9 và 2.7% cải thiện điểm số môn toán và bài tập đọc khi tăng lượng không khí theo l/s/người
- Với tỷ lệ lưu thông không khí cao hơn, học sinh cho phản ứng nhanh hơn và chính xác hơn về màu, các hình ảnh và trí nhớ khi nhận mặt chữ
- Cứ mỗi 1000 ppm nồng độ CO2 tăng lên, thì lại tăng số ngày nghỉ học 10-20%
- 100 ppm tăng lên thì lại tăng khoảng nửa ngày nghỉ trong mỗi năm đi học.
Giải pháp đưa ra
Chất lượng không khí được đảm bảo là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu để đảm bảo một môi trường trong lành, khỏe mạnh cho học sinh. Tuy nhiên các hệ thống điều hòa không khí đang được trang bị ở hầu hết các trường học ở Việt Nam là chưa đủ.
Để biết thêm về các giải pháp làm sạch không khí trong nhà, hãy truy cập: https://mes-ionair.vn/giai-phap-va-san-pham
Tham khảo: khoahocphattrien.vn