ATMOSAIR - GIẢI PHÁP CHỐNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN

          1. Đặt vấn đề

          Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) – Kẻ giết người thầm lặng.

       Nhiễm khuẩn bệnh viện (Healthcare Associated Infections – AHI) là nhiễm khuẩn từ môi trường của bệnh viện. Các nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do vi khuẩn gây lên, sau đó là virus, nấm và kí sinh trùng. Vi khuẩn gặp chủ yếu là tụ cầu vàng (S.aureus) và các trực khuẩn Gram (-). Vi sinh vật gây ô nhiễm môi trường bề mặt như C.Diff, MRSA, norovirus,…

          Việt Nam đã xảy ra các vụ việc đáng lưu ý như dịch SARS năm 2003, dịch Sởi năm 2014, nhiễm trùng vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Giang 2013,…

          NKBV có rất nhiều nguyên nhân như do chính bản thân người bệnh như người bệnh mắc bệnh mãn tính, bệnh làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, trẻ sơ sinh sinh non, … vệ sinh môi trường, chất thải, quá tải bệnh viện, tai nan nghề nghiệp của nhân viên y tế trong quá trình khám chữa bệnh như kim tiêm, vật sắc nhọn nhiễm khuẩn,…Trong đó một nguyên nhân lớn là NKBV từ môi trường không khí. NKBV qua đường không khí xảy ra do các giọt bắn li ti chứa các tác nhân gây bệnh. Các giọt bắn li ti phát sinh khi người bệnh ho hay hắt hơi, sau đó phát tán vào trong không khí và lưu chuyển đến 1 khoảng cách xa, trong 1 thời gian dài tùy thuộc vào yếu tố môi trường.

          NKBV có ảnh hưởng tới người bệnh như:

          - Tăng tỷ lệ tử vong;

          - Tăng thời gian nằm viện (trung bình thêm từ 7 – 15 ngày);

          - Tăng việc sử dụng kháng sinh, kháng kháng sinh;

          - Tăng chi phí điều trị (2 – 4 lần so với người bệnh không NKBV),…

          - Các căn bệnh nguy hiểm như:

        + Viêm phổi bệnh viện (VPBV). Theo các nghiên cứu ở các nước phát triển, VPBV chiếm 15% trong tổng số các loại NKBV, chiếm tới 27% trong các NKBV ở khoa hồi sức tích cực – HSTC (CDC 2003);

          + Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM): tại các bệnh viện Việt nam, một số điều tra NKVM gần đây khi nhận tỷ lệ NKVM từ 3.2% - 12.6 %;

          + …..

          Trích: https://bitly.com.vn/0xtxd7

          Ngoài ra, NKBV còn ảnh hưởng tới các nhân viên y tế, bác sĩ,…

Hình 1: Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới nhân viên y tế

2. Tình trạng hiện nay tại các bệnh viện

Để kiểm soát và nâng cao chất lượng bệnh viện, Bộ y tế đã ban hành một số bộ tiêu chí, quyết định về việc đánh giá chất lượng bệnh viện:

Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế):

- Môi trường chăm sóc người bệnh (tiêu chí 12, 13);

- Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (tiêu chí 40…45).

Quyết định số 7051/QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2016 về việc Ban hành Hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện

- Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ (chỉ số 3);

- Tỷ lệ viêm phổi do nhiễm khuẩn bệnh viện (chỉ số 4).

            Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước phát triển khác nhau dao động trong khoảng từ 3.5 – 12%. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm ở các nước châu Âu trung bình là 7.1%.

            Theo thống kê năm 2018 của Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ y tế:

            - Tỷ lệ NKBV chung: 3.6%;

            - Tuyến tỉnh: 5.06%, trung ương: 2.79%, tuyến huyện: 2.11% và tư nhân: 1.45%;

            - 40.97% bệnh viện thực hiện giám sát vi sinh trong môi trường tại những khu vực có nhiều nguy cơ lây nhiễm.

            Tình hình nhiễm khuẩn tại các khu vực, lứa tuổi, … như thế nào?

Bảng 1: Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo khu vực điều trị

Trích “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai “ – Trần Thị Hà Phương – Mai Thị Tiết cùng cộng sự

            Phân tích:

- Khu vực hồi sức cấp cứu có tỷ lệ NKBV cao nhất;

- Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân “Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định 2011”: Hồi sức cấp cứu (17,1%);

- Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, khảo sát khoảng gần 4000 bệnh nhân của 15 khoa hồi sức tích cực tại 15 bệnh viện trên cả nước cho thấy tỷ lệ NKBV là 27.3%;

- Đây là nơi tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân nặng và nằm lâu, có bệnh kèm theo và chịu nhiều thủ thuật xâm lấn, chức năng sống đang bị đe dọa do đó nguy cơ mắc NKBV cao hơn những khối khác (có vết thương do các thủ thuật, tính đề kháng kém,...)

=> Khoa hồi sức tích cực, hồi sức cấp cứu là 2 nơi cần phải theo dõi và cải thiện chất lượng không khí hàng đầu.

Bảng 2: Mối liên hệ giữa tuổi và nhiễm khuẩn bệnh viện

Trích trong “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai “ – Trần Thị Hà Phương – Mai Thị Tiết cùng cộng sự

Bảng 3: Phân bố các loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí giải phẫu

Trích trong “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai “ – Trần Thị Hà Phương – Mai Thị Tiết cùng cộng sự

        Phân tích:

        - NKBV xảy ra cao nhất ở nhóm tuổi lớn hơn 60 (5.4%), phù hợp vì bệnh nhân lớn tuổi thường có sức đề kháng kém cũng như nhiều bệnh lý đi kèm như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý đường hô hấp mãn tính;

        => Lão khoa, khoa nhi,… cần quan tâm đến chất lượng không khí.

        - Nhiễm khuẩn đường hô hấp cao nhất, chiếm 38.5%.

        => Khoa truyền nhiễm (liên quan đến đường hô hấp,  bệnh nguy cơ cao như lao, sởi,…) cần quan tâm đến chất lượng không khí;

        => Ngoài ra, các khu điều trị ung thư (sức đề kháng kém, bệnh lý nền), khu phẫu thuật, xâm lấn can thiệp vào bệnh nhân,… đều cần quan tâm vì bệnh nhân có thủ thuật xâm lấn và hô hấp hỗ trợ có nguy cơ NKBV cao hơn với các bệnh nhân không có.

        3. Các biện pháp tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

        - Xây dựng chính sách quốc gia về tăng cường công tác KSNK

      - Thành lập tổ chuyên gia kiểm soát NKBV để tư vấn, ban hành Kế hoạch quốc gia và các chính sách, các hướng dẫn quốc gia về công tác KSNK.

       - Đào tạo chuyên khoa KSNK tại các bệnh viện

       - Tổ chức giám sát NKBV để có cơ sở dữ liệu về NKBV

       - Bảo đảm các điều kiện cho công tác KSNK

      - Chủ động trong việc tiêu diệt, loại bỏ hay vô hiệu hóa các tác nhân gây nên tình trạng NKBV. Giải pháp của AtmosAir hoàn toàn có thể làm được vậy.

        4. Giải pháp của AtmosAir trong việc kiểm soát NKBV

        AtmosAir – United States được thành lập từ năm 2004. Là một trong những nhà cung cấp giải pháp giám sát và xử lý không khí hàng đầu trên toàn thế giới, ứng dụng trong các tòa nhà, bệnh viện, sân bay, trường học, …

Hình 5: Nguyên lý hoạt động

        Hệ thống DBD BPI (Dielectric Barrier Discharge Bipolar Ionization) được thiết kế để tăng các ion không khí như ở trạng thái môi trường nguyên sinh. Hệ thống DBD BPI của AtmosAir hoạt động bằng cách lấy luồng không khí mang các phân tử Oxy qua các ống ion lưỡng cực. Các ống ion lưỡng cực này tạo ra trường năng lượng và tạo ra các ion không khí mang điện tích âm và dương. Các ion không khí mang điện tích âm và dương này bị thu hút và liên kết với các chất ô nhiễm nhiễm điện tích trái dấu trong không khí.

        Tính năng sản phẩm của AtmosAir
        - Làm tăng hàm lượng ion âm trong không khí;

        - Làm sạch không khí

        - Diệt virus, vi khuẩn, các mầm bệnh gây bệnh (trong đó có cả các vi khuẩn dễ kháng kháng sinh như E.Coli, Staph,…)

        + Giảm vi khuẩn Staph, E.coli 99% trong 45 phút (ATL Labs, 2016);

        + Giảm vi khuẩn MS2 > 99% trong 45 phút (ATL Labs, 2016);

        + Giảm C.Diff > 95% (Microchem Laboratory, 2017);

        + Giảm Coronavirus >99% trong 30 phút.

        + Ngoài ra còn giảm vi khuẩn, bào tử nấm mốc, vi khuẩn Coliform, virus cúm H1N1, virus cúm gia cầm H5N1,….

        - Tiết kiệm điện năng.

        Tìm hiểu thêm các thông tin và test về những mầm bệnh trong không khí mà Atmosair tiêu diệt hiệu quả tại đây:

        https://bitly.com.vn/jy0b1c

        https://bitly.com.vn/jsl5pe

        Các thiết bị, sản phẩm của AtmosAir có thể được lắp đặt trong đường ống dẫn khí ở trong bệnh viện để tạo ra ion cấp cho các phòng, khu vực trong bệnh viện từ đó giúp làm sạch không khí, loại bỏ mầm bệnh, nấm, làm sạch vi khuẩn, virus,.. một cách chủ động hoặc lắp trực tiếp ở trong các phòng cách ly hay các phòng bệnh, phòng hồi sức, phòng các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như lao, sởi,… giúp loại bỏ các mầm mống vi khuẩn, virus,… khi người bệnh vô tình ho hay nói chuyện làm bắn các giọt từ đó gây ra lây lan bệnh thông qua đường không khí.

        AtmosAir đã được lắp đặt, triển khai các nhiều bệnh viện trên thế giới như Rush University Medical Center (trung tâm y tế học thuật được xếp hạng quốc gia ở khu vực lân cận IIinois Medical District của Chicago. Năm 2019, xếp hạng #1 trong số 93 trung tâm y tế học thuật lớn ở Hoa Kỳ về việc cung cấp chất lượng chăm sóc cao nhất), LewisGale Medical Center (bệnh viện cộng đồng nằm ở thành phố salem. Bệnh viện đã được công nhận giải thưởng “Patient Safety Excellence Award”, giải thưởng 100 bệnh viện tốt nhất về Phẫu thuật chỉnh hình của Hoa Kỳ,…

Hình 6: Rush University Medical Center

                      Hình 7: LewisGale Medical Center

Danh sách các bệnh viện đang sử dụng thiết bị của hãng AtmosAir để làm sạch không khí chủ động:

        5. Kết luận

        Sử dụng sản phẩm/ thiết bị của AtmosAir - thiết bị làm sạch không khí một cách chủ động giúp nâng cao chất lượng không khí (IAQ) ở trong bệnh viện, diệt khuẩn, khử mùi, loại bỏ nấm mốc, kiểm soát hiệu quả môi trường không khí bệnh viện, phòng khám, phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, lây nhiễm chéo qua đường hô hấp và tránh nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật. Giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh từ khu vực phòng khám, khu vực cách ly sang các khu vực xung quanh, chống bùng phát dịch bệnh.Đảm bảo nguồn không khí trong lành, đem lại sự sảng khoái, yên tâm cho người bệnh, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.